Vì sao kích thước cảm biến camera lại quan trọng hơn độ phân giải?
Vì sao kích thước cảm biến camera lại quan trọng hơn độ phân giải?
Muốn có một bức ảnh đẹp, không phải nhờ độ phân giải khủng mà phải thông qua một yếu tố "thầm lặng" hơn - kích thước cảm biến
Chất lượng camera chính là yếu tố cạnh tranh hàng đầu của những smartphone trên thị trường hiện nay và tác nhân lớn nhất để mang lại những bức ảnh tốt đó chính là cảm biến camera. Trong khi các hãng sản xuất smartphone ngày nay chỉ tập trung cho cuộc chạy đua độ phân giải camera để trở thành yếu tố marketing chính, đẹp thông số thì thật ra, cảm biến hình ảnh mới là thứ quan trọng hơn nhiều.
Đừng để những thông tin định hướng từ các hãng khiến bạn lạc lối. Tại bài viết này, sẽ phần nào giúp bạn trả lời cho câu hỏi tại sao kích thước cảm biến máy ảnh dường như lại rất quan trọng để chụp ra được những bức ảnh đẹp nhất?
Để hiểu rõ lý do vì sao, chúng ta cần quay lại nguyên tắc cơ bản của việc chụp ảnh - chụp ánh sáng. Một cảm biến lớn hơn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn so với một cảm biến nhỏ và nhiều ánh sáng hơn sẽ tạo ra những bức ảnh đẹp hơn. Ít nhất thì đó cũng là ý chính của nó, nhưng vẫn còn nhiều hơn thế.
Tăng khả năng thu sáng nhiều nhất có thể
Ở mức độ cơ bản, kích thước cảm biến sẽ giúp xác định được máy ảnh của chúng ta có bao nhiêu ánh sáng để tạo nên một hình ảnh. Mặc dù độ phân giải đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các chi tiết, nhưng lượng ánh sáng thu được sẽ giúp xác định độ cân bằng phơi sáng của máy ảnh, phạm vi động và thậm chí là độ sắc nét.
Đó là lý do vì sao một chiếc máy ảnh DSLR (kỹ thuật số) 16MP và 20MP chụp ra vẫn đẹp hơn so với những chiếc máy ảnh độ phân giải lên đến 108MP trên những chiếc smartphone ngày nay. Vì kích thước cảm biến của những chiếc máy ảnh kỹ thuật số này thường lớn gấp 4-5 lần so với cảm biến hình ảnh của những chiếc smartphone.
Được chụp bởi Google Pixel 4 RAW low light - 1/20 shutter, ISO 800. Nguồn AndroidAuthority
Cảm biến càng lớn, càng thu được nhiều ánh sáng cho tốc độ màn trập, ISO (độ nhạy phơi sáng) và khẩu độ. Mặc dù bạn có thể bù các nhược điểm của cảm biến nhỏ bằng cách sử dụng phơi sáng lâu hơn để có nhiều ánh sáng hơn, điều này làm cho hình ảnh dễ bị mờ hơn do rung tay và chuyển động cảnh. Blur làm giảm độ sắc nét của hình ảnh bất kể độ phân giải của cảm biến. Như bạn có thể đoán, nhiều ánh sáng làm cho các cảm biến lớn hơn cho kết quả tốt hơn nhiều khi chụp ảnh thiếu sáng so với các máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn.
Được chụp bởi Nikon D3300 RAW low light - 1/20 shutter, ISO 800. Nguồn AndroidAuthority
Vì sao kích thước cảm biến camera lại quan trọng đến thế?
Với việc các hãng đang cố chạy đua độ phân giải ngày một lớn hơn (hiện đã trên 100MP), cảm biến máy ảnh lớn lại càng trở nên quan trọng hơn nữa. Giữ kích thước pixel hợp lý là điều cần thiết để tối đa hóa tiềm năng độ phân giải của máy ảnh 48, 64 và 108MP.
Mặc dù bọn mình chưa thấy chiếc máy ảnh của bất kỳ smartphone nào hiện nay có thể trích xuất đầy đủ mức độ chi tiết mà bạn mong đợi từ những con số này. Mặc dù vậy, những cảm biến này đang thu được nhiều chi tiết hơn bao giờ hết trong điều kiện ánh sáng tốt.
Một xu hướng gần đây trong mảng di động chính là công nghệ tạo pixel, cho phép các cảm biến có độ phân giải cao này kết hợp các pixel lại để thu ánh sáng tốt hơn. Những cảm biến lớn hơn, và bằng cách mở rộng các pixel lớn hơn, đang cải thiện đáng kể chất lượng chụp ảnh thiếu sáng. Điều này dẫn đến ảnh cho ra ít nhiễu (noise) hơn và màu sắc cũng tốt hơn nhiều, ngay cả trong môi trường vô cùng thiếu sáng.
Các cảm biến lớn hơn cũng có tác động đến diện mạo và chất lượng ảnh chụp của bạn chứ không chỉ nhờ độ phân giải. Như bọn mình đã đề cập phía trên, tốc độ màn trập nhanh hơn và ISO thấp hơn đảm bảo rằng hình ảnh của bạn trông sắc nét và chi tiết. Bạn cũng không cần một khẩu độ rộng như vậy để thu được nhiều ánh sáng, làm giảm khả năng các hiện vật làm biến dạng ống kính, chẳng hạn như quầng sáng làm mù ảnh màu tím
Các cảm biến lớn hơn cũng giúp tạo ra hiệu ứng xóa phông bokeh tốt hơn, nơi đối tượng xuất hiện tách biệt và phần còn lại của hình ảnh bị mờ. Cảm biến lớn có thể sử dụng khẩu độ nhanh hơn (cao hơn) và ống kính góc rộng hơn để có được hiệu ứng tương tự như cảm biến nhỏ hơn, hoặc sử dụng khẩu độ tương tự và ống kính hẹp hơn để có hiệu ứng bokeh rõ ràng hơn. Trong khi các cảm biến di động nhỏ không thể đối đầu với hiệu ứng có sẵn từ DSLR, các cảm biến lớn hơn sẽ giúp thu hẹp khoảng cách này lại.
So sánh kích thước cảm biến giữa những chiếc smartphone hàng đầu hiện nay
Mãi tận đến năm 2020, chúng ta mới có những những chiếc smartphone với kích thước cảm biến vượt qua con số 1/1,5 inch của chiếc Nokia Lumia 1020 của năm 2013, một điển hình lịch sử trong nền nhiếp ảnh của các thiết bị di động.
Chúng ta có thể rõ ràng nhận ra được, kích thước cảm biến lớn không phải là một ý tưởng gì mới mẻ cho lắm, nhưng các công ty ngày nay lại có một sự vượt trội lớn hơn trong khâu thuật toán để có thể kết hợp tốt, giúp khai thác, tận dụng tối đa công năng của những cảm biến hình ảnh với kích thước lớn.
Chúng ta cũng có thể thấy được, cả Google Pixel 4 và iPhone 11 đều đang đứng dưới cùng trong bảng tổng sắp kích thước cảm biến. Tuy vậy nhưng cả hai cũng đều được công nhận rằng đây là những chiếc smartphone có khả năng chụp ảnh gần như là ổn nhất ở thời điểm tại. Sự thật này là một minh chứng rõ ràng nhất cho thấy kích thước cảm biến dẫu quan trọng, nhưng cũng không phải là yếu tố duy nhất để mang lại những bức ảnh ấn tượng.
Kích thước cảm biến camera cũng chỉ là một mảnh ghép nhỏ trên một bức tranh tổng thể
Kích thước cảm biến lớn là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh nhiếp ảnh trên di động tổng thể, nhưng chắc chắn không phải là mảnh ghép duy nhất. Một chiếc camera với chất lượng tốt còn đòi hỏi một ống kính tuyệt vời, một chuỗi thuật toán xử lý hình ảnh mạnh mẽ thông qua vi xử lý, và một phần mềm tương thích tốt có thể khai thác toàn bộ phần cứng của bạn. Sẽ là tốt nhất nếu bạn nhìn vào tổng thể, chứ không chỉ một phần hoặc một con số “khủng” nào đó trên
Chất lượng camera của smartphone nói chung cũng ngày càng trở nên tốt hơn bởi những tiến bộ trong thuật toán xử lý hình ảnh và AI. Google Pixel 4 là một ví dụ. Thậm chí ngày nay nhiều người quan niệm rằng thuật toán phần mềm tốt có thể dễ dàng đánh bại những thiết bị thuần độ phân giải về chất lượng hình ảnh chụp ra. Mặc dù vậy, một phần mềm tuyệt vời cỡ nào cũng không “cứu” được phần cứng kém. Một hệ thống camera tốt cần được xây dựng trên một cơ sở vững chắc và kích thước cảm biến hình ảnh là thành phần thiết yếu trong cuộc đua xem camera của chiếc smartphone nào tốt hơn.
Còn bạn, bạn có nghĩ rằng đã đến lúc các hãng sản xuất smartphone nên ngưng chạy đua độ phân giải trên các smartphone mà hãy bắt đầu tập trung vào những yếu tố khác thực dụng hơn như cảm biến với kích thước lớn hơn hay cải thiện thuật toán chụp ảnh AI thông minh hơn hay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn và cùng bọn mình bàn luận tại Group Samfans nhé!
Sources:AndroidAuthority