Có nên mua điện thoại Samsung cũ hay không?

Có nên mua điện thoại Samsung cũ hay không?

Mua điện thoại cũ sẽ giúp chúng ta tiết kiệm một chi phí khá lớn so với khi mua mới.Tuy nhiên có nên mua điện thoại cũ hay không là điều mà nhiều người quan tâm

Có thể thấy được, hiện nay không chỉ riêng Samsung mà hãng điện thoại Android nào một năm cũng cho ra mắt nhiều mẫu điện thoại khác nhau ở những phân khúc khác nhau để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường của mình. Do đó vòng đời của một chiếc điện thoại dần bị thu hẹp lại, cộng với nhiều chương trình hỗ trợ tài chính như Thu cũ đổi mới hay trả góp 0% nên người dùng thường có xu hướng “lên đời” điện thoại để được trải nghiệm những tính năng hấp dẫn hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng lượng điện thoại cũ trên thị trường cũng nhiều hơn dù có nhiều mẫu chỉ mới vừa mở bán.

Người dùng không ngừng băn khoăn và tranh cãi: Nên mua smartphone cũ hay điện thoại tầm trung đời mới trong cùng giá tiền? Sau đây là những điều mà mình nghĩ bạn nên lưu tâm.

Khi nào nên mua điện thoại cũ?

Nếu còn đang lăn tăn giữa hai ngả đường là nên mua điện thoại mới hay cũ thì bạn nên cân nhắc nhu cầu bản thân theo những phân tích sau.

  • Nên quyết định mua điện thoại cũ khi:
  • Bạn cần tiết kiệm chi phí

Đa số các điện thoại đã qua sử dụng đều có mức giá rẻ hơn so với điện thoại mới từ 20% - 40% tùy tình trạng. Bên cạnh đó, nhiều nhà bán lẻ hiện và các tay buôn hiện nay bán những chiếc điện thoại với độ mới 98%, 99%, đây sẽ là những lựa chọn hấp dẫn hơn cả vì ngoại hình của thiết bị không có sự khác biệt đáng kể so với điện thoại mới. Đồng thời các cửa hàng bán lẻ vẫn có chế độ bảo hành đối với những chiếc điện thoại này, do đó người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.

  • Bạn rất thích một mẫu máy cao cấp, hay một tính năng độc nhất nào đó, nhưng máy bạn thích đã không còn bán chính hãng

Cần lưu ý rằng những chiếc điện thoại đã qua sử dụng thường đi kèm với những hạn chế như không có chế độ bảo hành, thiếu phụ kiện, các vết trầy xước hoặc những nhược điểm về mỹ phẩm khác. Bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mua.

  • Bạn là người thích trải nghiệm, hay đổi máy mới thường xuyên

muốn được liên tục đổi điện thoại mới, muốn trải nghiệm nhiều hơn, và họ đã chuyển sang tìm mua các loại máy đã qua sử dụng. Số tiền tiết kiệm được có thể tích dần rồi nâng cấp, thay đổi sang các dòng máy khác dễ dàng hơn, không phải tiếc nuối gì cả.

  • Không nên quyết định mua điện thoại cũ khi:
  • Bạn là người dùng phổ thông, không có nhiều nhu cầu đặc biệt

Ngày nay ngành công nghiệp điện thoại đã phát triển nhiều hơn trong vài năm qua, chi phí sản xuất theo đó cũng không còn quá cao nữa. Nhờ đó mà phân khúc giá rẻ, tầm trung có rất nhiều sự lựa chọn hợp lý cho người dùng. Cấu hình cao hơn, hiệu năng mạnh hơn, bổ sung chất lượng và tính năng chụp ảnh nhiều hơn đảm bảo cho người dùng những trải nghiệm ổn định cho các tác vụ hằng ngày mà không phải lo lắng nhiều về chất lượng của máy.

  • Bạn thích cảm giác “bóc seal”, được cầm máy mới

Tiết kiệm được tiền hay mua được món hời thì cũng hí hửng đấy, nhưng làm sao đọ lại được cảm giác được rạch seal, mở hộp, bóc tem máy mới chứ. Mình và chắc chắn cũng có nhiều bạn cũng thế, thực sự nghiện cảm giác được mở cái lớp nhựa dán ngoài màn hình của máy zin, rồi khởi động, cài đặt nhanh em nó lần đầu. Cho nên là nếu bạn đã quyết định mua máy cũ thì chắc chắn sẽ không được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời ấy đâu.

  • Bạn không có quá nhiều kiến thức và kinh nghiệm về smartphone

Một vấn đề nghiêm túc hơn cả khi nhắc tới smartphone cũ chính là chất lượng sản phẩm. Có không ít loại máy qua tay với giá rất hời đều là hàng đã được tân trang lại bằng cách nào đó. Nhẹ thì bị thay vỏ, còn nặng hơn thì thay cả màn hình, main và các thành phần quan trọng bên trong khác như camera, ép kính lại mất áp suất…

Bạn sẽ khó mà nhận ra sự khác biệt trong thời gian đầu sử dụng. Nếu may mắn thì vẫn dùng được lâu, còn không thì chiếc máy có thể sẽ “đột tử” ngay sau vài tuần hoặc vài tháng. Phiền phức hơn, có thể máy sẽ nảy sinh ra một vấn đề hay lỗi nhỏ nào đó khiến bạn cảm thấy khó chịu và phải thường xuyên lui tới chỗ bảo hành. Theo mình thì bạn nên mua điện thoại cũ tại các nguồn uy tín như bạn bè, cửa hàng, đại lý đáng tin. Chất lượng sản phẩm tất nhiên vẫn có thể không đủ tốt nhưng ít ra thì họ cũng còn chế độ bảo hành, hậu mãi ổn hơn, nên người dùng cũng an tâm hơn một chút.

Khi mua điện thoại Samsung cũ cần chuẩn bị những gì?

  • Kiến thức cơ bản về sản phẩm, cũng như giá chung trên thị trường

Ít nhất tìm hiểu về các loại chip, các tính năng, ý nghĩa của những thông số trên chiếc điện thoại mình đang mua. Các phiên bản của nó ở những thị trường khác nhau có khác gì không, điểm lợi và hại khi mua máy cũ chính hãng, máy cũ xách tay hàng Mỹ, Hàn hay Hồng Kông, giá chênh lệch cho từng phiên bản cũng như tình trạng cũ mới của máy.

  • Những địa chỉ uy tín, cơ chế bảo hành của họ

Sau khi biết được mức giá chung trên thị trường, bạn nên tiến hành khoanh vùng những cửa hàng, địa chỉ uy tín, có cơ chế bảo hành rõ ràng và nhiệt tình. Tham khảo trên mạng những phản hồi và ý kiến của khách hàng trước để xem cách làm việc cũng như sự tận tình trong khâu hậu mãi của cửa hàng. Nếu nhà bạn ở vùng ven cũng là một vấn đề. Không nên mua điện thoại ở những cửa hàng quá xa nơi bạn ở vì nó sẽ trở nên bất tiện mỗi khi bạn cần đi kiểm tra máy hay có vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng.

  • Tham khảo ý kiến người thân

Khi đi mua, để chắc chắn hơn bạn nên dẫn theo người thân, bạn bè mà có một chút am hiểu về điện thoại. Nhiều khi người trong cuộc sẽ không nhìn rõ bằng người đi cùng. Cho nên hãy tham khảo thêm ý kiến của họ, nhờ họ cùng kiểm tra xem chiếc máy này đã ổn chưa.

Khi mua điện thoại Samsung cũ nên kiểm tra máy như thế nào?

Điện thoại cũ thì cũng có nhiều loại, có những chiếc máy thật sự chỉ vừa được bóc hộp, sang tay người dùng và người ta không ưng thì đã phải cho lên kệ hàng cũ. Nhưng cũng có những chiếc điện thoại là hàng dựng, hàng cũ đã thay linh kiện hoặc ép kính lại, người tiêu dùng nhìn sơ qua cũng khó mà phân biệt được đây là một món hời hay là của ôi. Vì thế để giảm thiểu tỷ lệ gặp phải hàng kém chất lượng, bạn nên kiểm tra những bộ phận sau đây khi nhận máy:

  • Kiểm tra ngoại hình

Đây là thứ dễ nhất bạn có thể đánh giá bằng mắt thường. Nhìn sơ một lược chiếc điện thoại bạn chuẩn bị mua, từ trước ra sau, dọc các cạnh, quát sát kĩ cụm camera... để phát hiện những dấu vết cho thấy máy đã từng bị va đập hay tác động lực. Nếu một vài vết nhẹ thì không sao, nhưng nếu có dấu cho thấy tác động mạnh đến mức nứt vỏ hay biến dạng viền thì bạn không nên mua.

kiểm tra máy cũKiểm tra ngoại hình có trầy xước hay cấn móp hay không 

Ngoài ra, nếu thiết bị của bạn mua có lưng kính, lưng kim loại và / hoặc viền kim loại, nhớ kiểm tra những thứ sau:

  • Viền kim loại có bị bong tróc sơn nhiều không, có bị móp không
  • Mặt kính có vết trầy lớn nào không? Cách dễ nhất để phát hiện tổn thương của kính là soi dưới nguồn sáng mạnh, mọi thứ đều lòi ra hết
  • Mặt kính có thể trầy xước sơ sơ, cái này thì mọi điện thoại dùng kính đều bị theo thời gian vì những hạt bụi, cát nhỏ trong túi quần hay trên mặt bàn nên nếu không quá nghiêm trọng thì không nên "ép giá" hay than phiền với người bán
  • Đừng quên thử khe SIM và khe thẻ nhớ, hai thứ này rất dễ bị kẹt nên cần kiểm tra kĩ trước khi mua.
  • Kiểm tra các cổng kết nối vật lý khác như cổng sạc, tai nghe, phím bấm nguồn, âm lượng..
  • Kiểm tra ốc vít:

Yếu tố cơ bản nhất khi bạn chọn mua điện thoại cũ là máy còn ở tình trạng nguyên vẹn khi mới xuất xưởng hay không, vì trong quá trình rất có thể người chủ cũ đã tháo máy để thay một vài linh kiện nào đó, do vậy bạn sẽ phải kiểm tra để biết được tình trạng của máy. Cách kiểm tra máy còn nguyên vẹn hay không khá đơn giản, bạn chỉ việc tháo ốp lưng của máy và nhìn những con ốc ở các vị trí, nếu các cạnh của ốc còn không còn sắc nét, bị trầy và sờn ở cách cạnh ốc thì rất có thể máy đã từng được mở ra để thay bộ phần nào đó. Còn không, bạn đã có thể yên tâm rằng máy vẫn ở tình trạng “còn zin”.

  • Nếu máy là lưng kính kiểm tra xem có bị thay lưng thì xem xung quanh viền có keo hay không.

Kiểm tra máy

  • Kiểm tra số IMEI

Kiểm tra số IMEI là cách hiệu quả để bạn biết được chiếc điện thoại cũ mình muốn mua có xuất xứ từ đâu và có phải hàng chính hãng hay không. Để kiểm tra IMEI, bạn hãy vào ứng dụng quay số điện thoại và nhập vào nội dung *#06* và nhấn nút gọi.

Kiểm tra ImeiKiểm tra IMEI để xem xuất xứ máy, có trùng với mặt lưng hay không?

  • Kiểm tra màn hình cảm ứng, các chức năng cơ bản khác như camera, kháng nước…

Bạn cũng nên kiểm tra màn hình cảm ứng của máy để đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động tốt và không có tình trạng “chết” cảm ứng ở một vài điểm.

Để kiểm tra màn hình: Bạn chọn bàn phím và nhấn *#0*#, máy sẽ xuất hiện một bảng gồm nhiều mục để kiểm tra. Bạn lần lượt nhấn chọn vào Red, Green, Blue, Black, bạn kiểm tra màn hình có hiện đúng những màu sắc bạn chọn không và kiểm tra màn hình có xuất hiện điểm chết (điểm không thay đổi màu, có kích thước nhỏ), các dấu hiệu kì lạ nào hay không. Bạn có thể kiểm tra chất lượng ảnh chụp, điểm ảnh của chiếc Samsung này có phản ánh đúng sắc nét, màu sắc trung thực bằng việc vào chọn Front Cam (sau khi nhấn *#0*#)

Kiểm tra máy

Bảng test máy trên Samsung

Để kiểm tra cảm ứng: Bạn cũng chọn bàn phím và nhấn *#0*#, chọn vào Touch và thực hiện vẽ các đường ở sát mép màn hình lắp đầy các ô trống, khi bạn vẽ ô trống mà không hiện màu xanh ở vị trí bạn đã vẽ thì máy có thể bị lỗi về cảm ứng.

Kiểm tra máy

Kiểm tra cảm ứng bằng cách vẽ trên màn hình.

Kiểm tra máy

Kiểm tra cảm biến và áp suất

Tương tự những chức năng khác trong giao diện trên

  • Kiểm tra khả năng nghe gọi:

Bằng cách kiểm tra khả năng nghe gọi, bạn sẽ vừa kiểm tra được loa ngoài, microphone lẫn chất lượng kết nối mạng di động. Để kiểm tra, bạn hãy cắm một sim điện thoại bất kỳ vào máy và gọi cho bạn bè của mình để thử cả thành phần trên, nếu cuộc gọi diễn ra tốt đẹp thì bạn đã có thể yên tâm về loa, microphone cũng như kết nối mạng di động của máy.

Kiểm tra máy

Bạn cũng nên tải thử một ứng dụng liên lạc về, kết nối wifi hay 4G để thử khả năng bắt sóng của máy.

  • Kiểm tra độ rung và các kết nối không dây

Bước tiếp theo bạn nên làm là kiểm tra độ rung của máy. Bạn sẽ nhờ một ai đó gọi đến chiếc điện thoại bạn đang muốn mua, nếu có phản hồi rung ổn định và đều, thì có nghĩa bộ phận rung của máy vẫn hoạt động tốt. Thêm vào đó, bạn cũng kiểm tra các kết nối không dây trên máy như Bluetooth hay wifi, 4G...bằng cách kết nối tai nghe bluetooth hay gửi một tấm hình… Nếu chiếc Galaxy của bạn có tính năng sạc hoặc sạc ngược không dây thì bạn cũng nên kiểm tra qua nếu có thể.

  • Kiểm tra tình trạng sạc pin, chất lượng pin

Một thành phần đáng lưu ý khi mua một chiếc điện thoại cũ là pin. Vì sau một thời gian sử dụng, nếu bạn sạc pin hay dùng máy không đúng cách sẽ khiến tuổi thọ của viên pin giảm đi, thậm chí là “chai” pin. Do đó, bạn hãy cắm sạc thử pin trong 10 – 20 phút để xem tốc độ sạc và nhiệt độ toả ra. Nếu nhiệt độ chỉ ấm lên đôi chút và tốc độ sạc (thường sạc đầy tốn hơn 1 tiếng cho smartphone) vừa phải thì viên pin vẫn ở trạng thái tốt. Thêm vào đó, bạn cũng nên dùng thử máy trong một thời gian ngắn để kiểm tra xem máy có bị “chai” pin hay không nhé. Hiện nay có một ứng dụng kiểm tra độ chai pin cũng khá hay là AccuBattery bạn cũng nên tải về để kiểm tra thử.

Kiểm tra máy

Dung lượng pin thực tế còn trên máy

Tạm kết

Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu ích đối với những bạn đang có dự định mua điện thoại Samsung cũ. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, đừng quên share cho bạn bè và tham gia group Cộng đồng người dùng Samsung Việt Nam để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ các thành viên nhé!

 

TIN LIÊN QUAN

0 BÌNH LUẬN