Bạn có biết: Điện thoại ngày nay có thể được trang bị tối đa lên đến 6 camera?

Bạn có biết: Điện thoại ngày nay có thể được trang bị tối đa lên đến 6 camera?

Biết đâu được trong tương lai, điện thoại có thiết kế lấy cảm hứng từ dép tổ ong huyền thoại lại trở thành trào lưu đấy chứ!

Cách đây vài năm, điện thoại thông minh chủ yếu chỉ có một camera chính và thêm một chiếc camera trước để phục vụ cho nhu cầu chat video call rồi chụp hình selfie các kiểu. Ngay cả flagship như Galaxy S8 hay Galaxy S9 cũng chỉ có 1 camera chính "làm vốn" chụp ảnh đấy thôi.

Vậy nhưng những năm gần đây, chỉ với 3 triệu đồng, bạn đã có thể mua được một chiếc điện thoại với từ hai đến ba camera trở lên. Khoan hãy bàn đến việc liệu một bộ camera bao gồm nhiều ống lens phụ trợ thì có hiệu quả hay không. Trong bài viết này, mình sẽ “chỉ mặt đặt tên” từng loại camera có thể được trang bị trên một chiếc điện thoại tính đến thời điểm này cùng công dụng của chúng nhé!

Camera chính (Main camera)

Đây từng chiếc camera duy nhất trên mọi chiếc điện thoại, thường chỉ để chụp ảnh đơn thuần chứ không có thêm nhiều tính năng gì khác. Ngày nay bạn sẽ không thể tìm thấy một chiếc điện thoại mà không có camera chính. Hầu hết tính năng chụp ảnh của điện thoại đều phải phối hợp giữa camera phụ và camera chính để có thể tạo ra những bức ảnh với chất lượng hoàn hảo nhất.

Camera góc siêu rộng (Ultra-wide camera)

LG là người đầu tiên triển khai loại camera góc siêu rộng này vào năm 2016. Loại camera này cho phép chúng ta chụp một bức ảnh với góc nhìn / phối cảnh rộng hơn so với camera chính, làm cho nó trở nên lý tưởng để chụp ảnh nhóm, hình ảnh của các tòa nhà / kiến ​​trúc hoặc ảnh của phong cảnh. Việc có một chiếc camera góc cực rộng cũng có nghĩa là bạn không cần phải sử dụng chế độ toàn cảnh trên điện thoại nữa.

Hầu hết những chiếc điện thoại của Samsung ngày nay đều có camera góc siêu rộng, từ chiếc smartphone rẻ nhất cho đến chiếc mắc nhất nên bạn có thể yên tâm lựa chọn điện thoại Samsung nếu bạn là một người có sở thích đi du lịch và rất hay chụp phong cảnh, chụp ảnh nhóm..

Camera zoom (Telephoto or periscope camera)

Chụp siêu trăng bằng Galaxy S20 Ultra (Zoon 30X)

Những chiếc camera  này cung cấp khả năng phóng to vật thể hoặc cảnh cần chụp, trong đó máy ảnh tele thường cung cấp khả năng zoom quang 2x đến 3x. Máy ảnh kính tiềm vọng là những phát minh gần đây hơn, sử dụng lăng kính để phóng to hơn nữa (giữa zoom quang 4x và 6x). Dù bằng cách nào, những ống kính này đều tiện dụng nếu bạn muốn chụp ảnh một cái gì đó ở xa.

Galaxy s20 Ultra có khả năng zoom lên đến 100x với camera chính lên đến 108MP cho ra những bức ảnh chụp xa vô cùng ấn tượng và sắc nét. 

Camera cận cảnh (Macro camera)

Cảm biến này là một bổ sung tương đối mới cho thế giới điện thoại thông minh. Nó cho phép bạn chụp ảnh macro (tức là những bức ảnh cực kỳ cận cảnh) của các đối tượng rất nhỏ, chẳng hạn như côn trùng, hoa và tiền xu. Galaxy A31, Galaxy A51, Galaxy A71, và Galaxy M31 là những mẫu điện thoại của Samsung có Camera macro.

Nhưng hãy nhớ rằng, camera macro cũng có loại này loại kia, không phải cứ có là chụp hình siêu cận cảnh đẹp đâu. Ví dụ như camera macro trên Galaxy A51 chụp rất đẹp do được tối ưu rất tốt:

Camera đơn sắc (Monochrome camera)

Các bạn sẽ không thực sự tìm thấy loại camera này trên nhiều điện thoại nữa. Huawei là người đầu tiên cung cấp điện thoại có cảm biến đơn sắc thứ cấp, nhưng cũng đã từ lâu không sản xuất lại nữa. 

Trong mọi trường hợp, chiếc camera này được sử dụng để chụp những bức ảnh đen trắng thực thụ, chứ không phải loại ảnh màu được chuyển thành đen trắng thông qua bộ lọc. Máy ảnh đơn sắc cũng có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng chụp ảnh thiếu sáng, vì việc thiếu bộ lọc màu giúp tăng khả năng thu thập ánh sáng.

Camera đo trường độ sâu (Depth sensor and 3D ToF sensor)

Bạn sẽ không thể thực sự chụp được ảnh với loại camera này, vì chúng thường được sử dụng để ghi lại thông tin bổ sung độ sâu cải tiến khi chụp ảnh qua camera chính.

Cảm biến độ sâu thường được sử dụng cho ảnh chân dung, với cảm biến chụp thông tin để đảm bảo rằng đối tượng nằm trong tiêu cự và hậu cảnh bị mất nét một cách dễ chịu. Cảm biến 3D ToF là một loại cảm biến độ sâu hiện đại hơn, nắm bắt thông tin độ sâu chính xác hơn.

Hầu hết các điện thoại giá rẻ đều có cảm biến độ sâu trong khi điện thoại cao cấp cung cấp cảm biến 3D ToF thay thế. Vậy nhưng cũng có một số điện thoại cũng không có cả hai loại này. Những chiếc smartphone như vậy thường sử dụng camera tele hoặc phần mềm để chụp thông tin độ sâu. Trên thực tế, nhiều điện thoại sử dụng chế độ chân dung điều khiển bằng phần mềm cho camera selfie.

Nhưng rốt cuộc thì bao nhiêu camera trên một chiếc điện thoại là đủ?

Những chiếc điện thoại rẻ nhất (tầm 2-3 triệu) thường chỉ có một camera chính hoặc bộ camera kép bao gồm camera chính và cảm biến độ sâu. Một vài mẫu rẻ hơn sẽ đổi camera cảm biến độ sâu thành camera góc siêu rộng (hầu hết các mẫu điện thoại giá rẻ của Samsung đều như vậy). 

Ngày nay, để thu hút khách hàng và cũng để tiện bề marketing, Samsung đang sản xuất khá nhiều mẫu điện thoại giá rẻ có đến ba camera hoặc thậm chí bốn camera, bao gồm camera chính, cảm biến siêu rộng, cảm biến độ sâu và thường là camera macro là lựa chọn thứ tư.

Không có mô tả ảnh.

Đơn cử như với 3 triệu đồng, chúng ta có bộ ba camera cho hai mẫu Galaxy A11, Galaxy M11… Còn trong mức giá 5-6 triệu đồng, chúng ta có những lựa chọn như Galaxy M31, Galaxy A31 hay Galaxy A51 với bộ bốn camera, bao gồm cả camera macro thời thượng nhất.

Camera zoom thường chỉ được trang bị cho những mẫu điện thoại cao cấp, vì các cảm biến và linh kiện này thường đắt hơn khá nhiều so với camera siêu rộng hoặc cảm biến macro. Những chiếc flagship thường có camera cực rộng ngoài camera chính và camera zoom, mang đến cho bạn nhiều góc nhìn và sự linh hoạt vô song.

Đánh giá chi tiết camera Galaxy S20 Ultra: Camera khủng liệu có ...

Thật ra nếu là nói để chụp được ảnh thì chúng ta chỉ cần 1 camera thôi, những chiếc camera còn lại chủ yếu là để phụ trợ, dùng trong những trường hợp, hoàn cảnh khác nhau cho bức ảnh chúng ta chụp được thêm phần sinh động và chuyên nghiệp.

Ngoài số lượng camera, vi xử lý và thuật toán phần mềm cũng là những khía cạnh ảnh hưởng chủ chốt đến chất lượng cuối cùng của tấm hình mình chụp được.

Vậy nên nếu muốn biết camera của một chiếc điện thoại có tốt không, bạn nên tham khảo những bài đánh giá, thử nghiệm khả năng chụp ảnh thực tế từ những chuyên gia.

Còn nếu bạn muốn có thể tự mình chụp những tấm ảnh thật đẹp, khai thác toàn bộ tiềm năng mà set camera trên chiếc Galaxy của bạn mang lại, hãy tham khảo những mẹo chụp ảnh hay, những tấm ảnh đậm chất nghệ thuật tại Instagram của Samfanscom nhé: Instagram của Samfanscom

Xem thêm những bài viết khác thuộc series "Bạn có biết" tại đây nhé:

Sources:AndroidAuthority

TIN LIÊN QUAN

0 BÌNH LUẬN