3 lý do cho thấy tại sao điện thoại Android không thể được cập nhật phần mềm lên đến 5 năm như iOS

3 lý do cho thấy tại sao điện thoại Android không thể được cập nhật phần mềm lên đến 5 năm như iOS

Sau khi Apple cho biết iPhone 6s sẽ được cập nhật lên iOS 15 thì chúng ta lại một lần nữa nhìn lại lý do mà hệ điều hành Android không thể làm điều này.

Có một sự thật rằng việc Apple hỗ trợ cập nhật lâu dài cho các thiết bị của họ là một trong những điều được hầu hết mọi người đánh giá cao, ngoài iPhone 6s được cập nhật iOS 15 thì iPad Air 2 được phát hành vào năm 2014 cũng sẽ nhận được iPadOS 15 vào cuối năm nay. Hãy thử nghĩ xem, nếu điều này cũng xảy ra trong hệ sinh thái Android thì liệu nó có đem đến kết quả tốt đẹp giống như Apple đã làm? Hãy cùng chúng tôi phân tích những khó khăn của việc cập nhật lâu dài trên hệ điều hành Android.

Lý do số 1: Chi phí

Vấn đề chính có lẽ là chi phí: phát triển, thử nghiệm và phân phối các bản cập nhật là một công việc tốn kém và đòi hỏi sự phối hợp không chỉ từ chính nhà sản xuất mà còn từ các nhà cung cấp thành phần và hệ điều hành.

Vấn đề đó càng tăng lên cấp số nhân khi bạn xem xét đến quy mô tuyệt đối của các dòng sản phẩm và vô số các kết hợp có thể có trong hệ sinh thái Android. Chúng tôi không có con số chính xác về số tiền cần thiết để hỗ trợ điều này, khi bạn có thể thấy Xiaomi đã giới thiệu nhiều mẫu điện thoại chỉ trong một tuần, hơn số lượng Apple ra mắt trong cả năm 2020.

3 lý do cho thấy tại sao điện thoại Android không thể được cập nhật phần mềm lên đến 5 năm như iOS - 1624346811

Bạn cần phải biết rằng chi phí này đã được bao gồm trong giá mà bạn đã bỏ ra cho một chiếc iPhone, vì khách hàng mong đợi mức độ hỗ trợ mở rộng này từ Apple. Để cân bằng mọi thứ trên Android, khung thời gian hỗ trợ phần mềm lâu hơn cuối cùng sẽ dẫn đến việc tăng giá. Đối với các thị trường có tỷ suất lợi nhuận thấp như điện thoại thông minh, có vẻ không thực tế khi bạn mong đợi các nhà sản xuất nào hỗ trợ việc cập nhật phần mềm toàn diện cho toàn bộ phạm vi của họ và tự chịu mọi chi phí.

Ngay cả khi bạn mua một chiếc flagship với kỳ vọng về thời gian hỗ trợ phần mềm lâu hơn và các bản cập nhật lớn so với một thiết bị cơ bản thì điều này sẽ dẫn đến lý do khó khăn tiếp theo.

Lý do thứ 2: Phá giá

Có lẽ bị thúc đẩy bởi những sức ép về sự lỗi thời của các phần mềm mà các nhà sản xuất điện thoại thông minh Android không có động lực để tiếp tục cung cấp các bản cập nhật cho các thiết bị quá lâu trên thị trường - ngoại trừ một số ít nhà sản xuất vẫn làm điều này.

Ngoài việc có mức giá rẻ hơn so với các thiết bị của Apple thì các smartphone Android cũng mất giá nhanh hơn, điều này cũng không quá xa lạ với nhiều người khi thấy các sản phẩm Android thường mất giá rất nhanh chỉ sau 1 năm.

Tại sao điện thoại Samsung lại mất giá nhanh? - 1592208122

Hậu quả của điều này là do chiến lược điên cuồng của việc ra mắt thiết bị mới, các phân khúc trải dài từ tầm trung đến cao cấp. Khiến người dùng e dè trước khi quyết định mua một chiếc điện thoại mới hay là chờ sản phẩm tiếp theo.

Ngoài ra, một điều nữa chống lại hệ sinh thái Android là giá trị của logo Apple, cho phép các thiết bị đó duy trì mức giá của chúng trong một khoảng thời gian dài hơn, từ đó đem đến lợi nhuận tốt hơn. Điều này khác với vòng luẩn quẩn mà các nhà sản xuất Android phải đối mặt, khi đầu tư tiền bạc và nhân lực để làm việc trên các bản cập nhật trong thời gian dài hơn trên các thiết bị không duy trì được giá trị thị trường là không hợp lý.

Lý do thứ 3: Phần cứng và trình điều khiển lỗi thời

Một lợi thế lớn khác mà Apple và các sản phẩm của họ có là mức độ kiểm soát tốt hơn trên các thành phần được sử dụng trong thiết bị của họ, bao gồm cả SoC và thậm chí một phần của lõi - chẳng hạn như CPU ​​dựa trên kiến ​​trúc ARM và GPU từ PowerVR.

Ngoài việc giảm chi phí sản xuất, công ty không bị ràng buộc với các nhà cung cấp của mình, một trường hợp gần đây là FairPhone 2, được phát hành ngay trước iPhone 6S vào năm 2015 và cuối cùng đã nhận được bản cập nhật Android 9 vào năm 2021. Bản cập nhật này là kết quả của việc công ty làm việc với cộng đồng để khắc phục sự thiếu hỗ trợ từ nhà sản xuất chipset Qualcomm, người đã bỏ các bản cập nhật cần thiết cho Snapdragon 801 đã sử dụng cho FairPhone 2 cách đây khá lâu.

3 lý do cho thấy tại sao điện thoại Android không thể được cập nhật phần mềm lên đến 5 năm như iOS - 1624347781

Điện thoại FairPhone 2

Đối với các thiết bị Android: để nhận được các bản cập nhật phiên bản bổ sung, công ty sẽ yêu cầu các nhà sản xuất linh kiện như Qualcomm, MediaTek, Samsung và những người khác kéo dài thời gian hỗ trợ bộ vi xử lý của họ, chưa kể đến việc tính đến nhà cung cấp cảm biến và các thành phần khác được sử dụng.

Có nhiều phiên bản để xem xét và Google hứa sẽ giải quyết vấn đề này bằng Project Treble, điều này sẽ làm giảm tầm quan trọng của các nhà cung cấp trong quá trình cập nhật. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ từ các nhà sản xuất, chúng ta vẫn chưa có lời hứa về các bản cập nhật nhanh (và lâu dài) trên Android. Ngoại trừ Samsung đã cam kết cập nhật các bản cập nhật Android lớn lên đến 3 năm và cập nhật 4 năm bảo mật cho một số thiết bị Galaxy của công ty.

Và bất chấp lợi thế của Apple, sự hỗ trợ lâu dài đã gián tiếp được coi là tác động tiêu cực: bằng cách cung cấp hỗ trợ cập nhật lâu hơn cho các thiết bị cũ hơn, điều này dẫn đến việc giảm hiệu suất của nó, đây cũng là lý do khiến Apple đối mặt với các vụ kiện do sự cố #batterygate hồi năm 2017.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất đối với chúng tôi để có thể tận hưởng các bản cập nhật lâu dài hơn trên thiết bị cầm tay Android thực sự dường như là vấn đề tài chính. Cho đến khi người tiêu dùng làm rõ điều đó và bỏ phiếu rằng họ coi trọng sự hỗ trợ lâu dài - bằng cách tẩy chay các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng kém, các nhà sản xuất và nhà cung cấp linh kiện sẽ không có động cơ thay đổi cách họ đang làm lúc này. Ít nhất thì sự cứng đầu của FairPhone và cam kết cập nhật phần mềm của Samsung cho thấy rằng tất cả vẫn chưa kết thúc.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc hỗ trợ cập nhật trên các thiết bị Android? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình tại Group Samfans nhé.

Sources:Nextpit

TIN LIÊN QUAN

0 BÌNH LUẬN